Cơ duyên nghề nghiệp từ kĩ năng thế mạnh
Thêm một gợi ý nghề nghiệp dành cho những bạn có thế mạnh ngôn ngữ
Tập trước chúng ta từng đề cập đến “sự nghiệp đa nhánh” từ một bộ rễ những kỹ năng lõi sẽ giúp bạn đa dạng cơ hội nghề nghiệp về lâu dài. Thế thì My nghĩ với những bạn có ngoại ngữ tốt, liệu chăng có cách nào bạn đa nhánh được sự nghiệp của bản thân, có thể là từ thời còn là thời sinh viên.
Nào, hãy cùng My trò chuyện với chị Quỳnh Anh nhé.
Nhận được chia sẻ đầy đủ nhất của Khách mời Quỳnh Anh tại:
Hoặc có trải nghiệm nghe tốt nhất tại:
Chào chị Quỳnh Anh, chị có thể gởi lời chào đến thính giả của The G-Writer Podcast
Thân chào các bạn thính giả của The G-Writer Podcast.
Mình tên là Quỳnh Anh, hiện là phiên dịch viên inhouse của Masan Group. Ngày hôm nay, rất vui vì nhận được lời mời của My Dương, để đến đây trò chuyện cùng các khán thính giả của The G-Writer Podcast.
Chị có thể giới thiệu qua về hành trình sự nghiệp của mình
Chị tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Marketing.
2 năm đầu đi làm sau khi ra trường thì làm về PR - truyền thông nội bộ, phụ trách nội dung tạp chí nội bộ.
Sau đó rẽ hướng đi nước ngoài học ngành Tâm lý học.
Do nhiều biến cố và thấy không còn phù hợp lại quay về Việt Nam và cơ duyên đưa đẩy nghề phiên dịch lại chọn mình.
Đã làm phiên dịch viên tự do trong suốt thời gian dài từ khi về nước nhưng khoảng gần 2 năm trở lại đây đã quyết định đi làm fulltime trong môi trường doanh nghiệp.
Những lĩnh vực mà chị từng trải qua có vẻ không thực sự có liên quan?
Đúng là nghe hơi không liên quan, nhưng thực tế khi nghiệm lại mình thấy liên quan vô cùng.
Lúc còn bé hay nghe đến khái niệm nghề chọn người nhưng không hiểu rõ đâu cho đến khi mình chiêm nghiệm lại quãng đường mình đi qua ý.
Nhưng có 1 điều chắc chắn là những kỹ năng trong mỗi lĩnh vực từng trải qua đều là một viên gạch nền móng giúp mình trong công việc hiện tại.
Mình học Marketing, rồi ra làm PR mảng truyền thông nội bộ, chịu trách nhiệm biên tập nội dung tạp chí nội bộ. Công việc rèn luyện trau dồi kỹ năng ngôn ngữ, cách diễn đạt này, giúp mình có tính cầu toàn hơn.
Khi làm phiên dịch, mọi người mặc định là nghề này phải giỏi ngoại ngữ, nhưng việc giỏi chính tiếng mẹ đẻ cũng rất quan trọng. Người bình thường, chúng ta đôi khi cũng có những lúc hiểu mà không biết diễn đạt như nào mà, nên khi phiên dịch cũng rất dễ rơi vào tình huống như vậy, đặc biệt là khi bị đặt dưới áp lực thời gian. Nên mình rất biết ơn kinh nghiệm làm việc đầu đời này và coi nó là nền móng là vì vậy.
Rồi khi rẽ sang học Tâm lý thì một trong những kỹ năng, bài học lớn nhất từ quá trình học chính là kỹ năng nghe chủ động (active listening). Khi mình nghe mình phải tập trung toàn bộ sự chú ý và đặt mình vào thế giới quan của người nói để hiểu họ nhiều nhất có thể này.
Về sau thì mình mới thấy rõ kỹ năng này quan trọng với nghề phiên dịch như nào vì đôi khi người phiên dịch vừa dịch những gì mình nghe nhưng đồng thời vừa phải dự đoán ý người nói sắp nói để triển khai câu, từ. Và sự lắng - nghe, tập trung cao độ quan trọng vô cùng.
Chị nói là nghề phiên dịch chọn chị, vậy cụ thể là nó chọn chị như thế nào?
Có thể nói mình không phải là người có định hướng một cách thực tế về nghề nghiệp lúc còn đi học.
Chọn MKT vì nghĩ nghề này năng động, không thực sự hiểu làm MKT là làm gì. Học xong Đại học thì hiểu biết cũng chỉ ở mức rất khái quát.
Rồi khi muốn đi nước ngoài du học lại chọn ngành Tâm lý với một lý do cũng rất chung chung là muốn hiểu tâm lý người đối diện.
Bản thân mình thiếu tư duy hệ thống mạch lạc về việc mình muốn, tại sao mình muốn, cần làm gì, cần chuẩn bị những gì trước khi bước vào con đường sự nghiệp.
Khi về nước đang ở trạng thái mông lung chưa biết chọn lựa gì tiếp, thì chị gái mình, cũng là phiên dịch cabin, kéo đi làm chung. Rồi sẵn lợi thế về tiếng Anh tương đối tốt nên mình học theo, rồi luyện tập, trau dồi và thế là cảm giác hứng thú yêu thích nó đến sau khi mình đã hiểu rõ bản chất công việc này gồm những yếu tố nào. Thế nên mới thấy nghề dịch cabin đã trưng hết thực tế cho chị thấy, để chị hiểu trước khi chị quyết định lựa chọn theo nghề này.
Cụ thể người phiên dịch làm công việc gì?
Phiên dịch viên là người chuyển ngữ nội dung tiếng nói trong thời gian thực.
Có 2 loại phiên dịch tùy theo thời gian chờ chuyển ngữ: song song (simultaneous): dịch tức thời; nối tiếp (consecutive) dịch lần lượt.
Mỗi loại đều có những điểm đặc thù, có điểm chung là yêu cầu trí nhớ ngắn hạn tốt. Khó khăn: đối với dịch song song nếu người nói quá nhanh sẽ khó nắm hết ý; đối với dịch nối tiếp: nếu gặp người nói quá dài sẽ không nhớ hết ý.
Yếu tố quan trọng không kém: subject matter expert, đòi hỏi phiên dịch viên cần có kiến thức chuyên môn về nội dung mình dịch.
Xuất thân tốt nghiệp đại học chuyên ngành kinh tế nên thời gian đầu nhận các job chung chung, về sales, marketing… để an toàn với vốn từ vựng mình có. Sau này khi đã có kinh nghiệm, chị sẽ mở ra các chủ đề khác đa dạng hơn như: Nông nghiệp, năng lượng, giáo dục…
Quy trình chuẩn bị cho công việc trước mỗi lần dịch?
Trước khi chính thức nhận dự án, người dịch cần làm việc với Khách hàng. Khách hàng cần đưa ra càng nhiều thông tin càng tốt; chuẩn bị slide càng sớm càng tốt gởi cho phiên dịch để có thời gian nghiền ngẫm. Với lượng kiến thức và thông tin mới, người phiên dịch phải học nhồi trong mấy ngày trước khi sự kiện.
Có thể hiểu là người làm nghề phiên dịch cần có một chút mọt sách, có mong muốn tìm hiểu nhiều chủ đề và có sở thích học liên tục để mở rộng vốn kiến thức vì người trình bày không chỉ đứng nói những gì thể hiện trên slide. Người dịch cần nghe chủ động, chú ý tập trung cao độ, vừa dịch những gì mình nghe vừa đoán ý người nói, dựa trên nội dung đã chuẩn bị và kiến thức nền. Vẫn có những trường hợp sát ngày giờ Khách hàng mới gởi hoặc tới sự kiện mới trình bày trực tiếp thì phải dịch tại chỗ, những trường hợp này slide chỉ là để tham khảo, còn lại phụ thuộc hoàn toàn kiến thức nền của người dịch.
Khi làm phiên dịch hội thảo, ban luôn đến sớm, làm quen với ngữ điệu, cách nói của diễn giả, nhờ phối hợp, hỗ trợ, kiểm tra kỹ thuật… để tiến trình dịch sau đó được diễn ra thuận lợi.
Còn rất nhiều những chia sẻ giá trị và những câu chuyện nghề thú vị qua lời kể của chị Quỳnh Anh, người đã có 8 năm làm nghề phiên dịch chuyên nghiệp.
Hãy theo dõi các kênh của The G-Writer để nhận thêm nhiều nội dung giá trị
YouTube: https://www.youtube.com/@TheG-Writer
Podcast: The G-Writer Podcast
IG: https://instagram.com/blogger_tgwwriters
Page: https://www.facebook.com/TheGentlewomanWriter
Be Gentle,
Love.